Tài sản vô hình đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng giá trị và tạo ra lợi thế cạnh tranh lâu dài cho doanh nghiệp. Thẩm định giá tài sản vô hình sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá chính xác giá trị của những yếu tố không thể nhìn thấy này và từ đó tạo ra chiến lược phát triển phù hợp.
Theo Mục 3, Tiêu chuẩn thẩm định giá số 13 Thẩm định giá tài sản vô hình, Thông tư 06/2014/TT-BTC, tài sản vô hình là loại hình tài sản phi tiền tệ, không có hình thái vật chất nhưng vẫn mang lại giá trị, lợi ích kinh tế đáng kể cho doanh nghiệp.
Khác với tài sản hữu hình như máy móc, đất đai hay nhà cửa, tài sản vô hình chủ yếu thể hiện dưới dạng trí tuệ, sáng tạo và các tài sản không thể nhìn thấy trực tiếp. Cũng theo chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về thẩm định giá doanh nghiệp, tài sản vô hình phải thỏa mãn các điều kiện sau:
Theo Tiêu chuẩn thẩm định giá số 13 Thẩm định giá tài sản vô hình, tài sản vô hình được phân loại thành các loại hình tài sản sau:
Trong thời đại kinh tế số hiện nay, tài sản vô hình đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển và thành công của doanh nghiệp. Không giống như tài sản hữu hình có thể nhìn thấy hay định giá dễ dàng, tài sản vô hình tuy khó đánh giá nhưng lại là yếu tố tạo ra giá trị bền vững và tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Các tài sản vô hình như: thương hiệu, bằng sáng chế hay quyền sở hữu trí tuệ, giúp doanh nghiệp xây dựng uy tín và sự nhận diện trên thị trường, từ đó thu hút khách hàng và đối tác. Thương hiệu mạnh có thể tạo ra sự trung thành từ khách hàng, giúp doanh nghiệp duy trì doanh thu ổn định và mở rộng thị trường.
Bên cạnh đó, các quy trình công nghệ và kiến thức chuyên môn trong nội bộ cũng là tài sản vô hình quan trọng, giúp nâng cao hiệu quả sản xuất, tối ưu hóa chi phí và tạo ra các sản phẩm, dịch vụ mang đậm thương hiệu cá nhân mà đối thủ khó sao chép. Hơn nữa, những tài sản vô hình này có thể được chuyển nhượng, cấp phép, hoặc đem lại doanh thu từ việc bán bản quyền cho các bên khác sử dụng.
Chính vì thế, tuy không nhìn thấy và khó đo đếm được nhưng tài sản vô hình lại góp phần quan trọng gia tăng giá trị khi định giá doanh nghiệp, đồng thời cũng giúp doanh nghiệp mở rộng cơ hội thu hút các nhà đầu tư, đối tác. Thẩm định giá tài sản vô hình là hoạt động cần thiết để đảm bảo sự phát triển bền vững của doanh nghiệp và hỗ trợ cho các quyết định chiến lược quan trọng.
Xác định giá trị tài sản vô hình doanh nghiệp bằng phương pháp so sánh sẽ dựa trên việc so sánh tài sản vô hình của doanh nghiệp với các giao dịch tương tự trên thị trường. Đây là phương pháp được sử dụng khi có các giao dịch mua bán tài sản vô hình công khai, như quyền sở hữu trí tuệ, bản quyền hay thương hiệu.
Phương pháp này xác định giá trị của tài sản vô hình dựa trên chi phí để tạo ra hoặc thay thế tài sản đó. Chi phí này có thể bao gồm: chi phí phát triển, chi phí nghiên cứu và phát triển (R&D), hoặc chi phí để xây dựng thương hiệu.
Cách tiếp cận từ chi phí để định giá tài sản vô hình gồm 2 phương pháp chính sau:
Phương pháp chi phí thay thế: Phương pháp này sẽ xem xét chi phí để thay thế tài sản vô hình bằng một tài sản tương tự, có cùng chức năng và hiệu suất.
Phương pháp chi phí tái tạo: Giá trị tài sản vô hình được tính toán bằng cách xác định chi phí để tái tạo lại tài sản vô hình tương tự như ban đầu. Bao gồm: chi phí nghiên cứu, phát triển, chi phí đào tạo, chi phí tiếp thị…
Đối với phương pháp thẩm định giá tài sản vô hình từ cách tiếp cận thu nhập thường sử dụng 3 phương pháp sau:
Phương pháp tiền sử dụng tài sản vô hình: Giá trị tài sản vô hình sẽ tính toán dựa trên cơ sở giá trị hiện tại của dòng tiền sử dụng tài sản vô hình mà doanh nghiệp mà cá nhân, tổ chức nhận được khi cho phép sử dụng tài sản vô hình. Phương pháp này đặc biệt hữu ích khi định giá các tài sản vô hình như thương hiệu, bằng sáng chế, nhãn hiệu, phần mềm, và các tài sản sở hữu trí tuệ khác.
Phương pháp lợi nhuận vượt trội: Phương pháp này ước tính giá trị của tài sản vô hình dựa trên chênh lệch giữa mức lợi nhuận thực tế mà doanh nghiệp tạo ra khi có tài sản vô hình và mức lợi nhuận mà doanh nghiệp có thể đạt được từ các tài sản hữu hình hoặc trong điều kiện bình thường (không có tài sản vô hình).
Phương pháp thu nhập tăng thêm: Đây là phương pháp xác định thu nhập gia tăng hoặc sự khác biệt trong hiệu quả tài chính mà tài sản vô hình mang lại so với khi không có tài sản vô hình này. Phương pháp này yêu cầu nhiều giả định về lợi nhuận dự báo và tỷ lệ chiết khấu, vì vậy việc tính toán và đánh giá có thể có sự thay đổi tùy vào các yếu tố thị trường và tài chính của doanh nghiệp.
Chi phí dịch thẩm định giá tài sản vô hình được xác định theo mức thỏa thuận giữa công ty thẩm định giá và chủ tài sản, thông thường sẽ được tính theo tỷ lệ phần trăm (%) của tổng giá trị tài sản vô hình đó, cộng với độ khó của tài sản.
Phí thẩm định giá tài sản vô hình sẽ được thể hiện đầy đủ trên Hợp đồng tư vấn thẩm định giá tài sản, được hai bên ký kết.
>> Thông tin cụ thể về Phí thẩm định giá tài sản vô hình liên hệ: 0901 300 949
Tài sản vô hình, như thương hiệu, quyền sở hữu trí tuệ hay mối quan hệ khách hàng, đều là những yếu tố mang lại giá trị lớn cho doanh nghiệp nhưng lại khó định giá chính xác.
Một trong những lý do khó định giá tài sản vô hình là tài sản này không có giao dịch rõ ràng như tài sản hữu hình. Chính vì thế, không thể đo lường trực tiếp bằng các phương pháp tài chính thông thường. Chưa kể các nguồn cơ sở dữ liệu tài sản vô hình ở Việt Nam để làm tài sản tham khảo, so sánh chưa đồng bộ. Điều này cũng khiến việc xác định giá trị tài sản vô hình trở nên phức tạp và khó khăn hơn.
Tài sản vô hình là loại tài sản mang tính đặc thù của doanh nghiệp. Một thương hiệu nổi tiếng có thể mất giá trị nếu xảy ra sự cố lớn, hoặc bằng sáng chế có thể hết hiệu lực sau một khoảng thời gian nhất định. Nếu thẩm định viên không trình độ chuyên môn cao và sự am hiểu sâu sắc về các lĩnh vực này, không thể dự đoán các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị tài sản vô hình, thì có thể dẫn đến những sai sót trong việc ước tính giá trị thực tế.
Định giá tài sản vô hình của doanh nghiệp là quá trình phức tạp và đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc về cả các yếu tố tài chính và phi tài chính. Với 23 năm kinh nghiệm, Thẩm định giá Hoàng Quân tự hào là một trong những công ty thẩm định giá hàng đầu tại Việt Nam, cung cấp các dịch vụ thẩm định giá tài sản vô hình chất lượng cao cho các doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước, như: Viettel, Vingroup, Hoa Sen, Sungroup, Vinamilk, TNR, Thaco, HAGL, Hoa Sen, Licogi, Lotte…
Nhờ vào đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm và am hiểu sâu sắc về thị trường, chúng tôi đã thực hiện thành công hàng nghìn dự án thẩm định giá tài sản vô hình, từ thương hiệu, bản quyền, sáng chế cho đến các quyền sở hữu trí tuệ phục vụ cho đa dạng mục đích: mua bán, chuyển nhượng, gọi vốn, sáp nhập doanh nghiệp... Chúng tôi hiểu rằng, mỗi tài sản vô hình đều giữ vai trò quan trọng và ảnh hưởng đến tiềm năng phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Vì thế, chúng tôi luôn đảm bảo mang đến kết quả thẩm định chính xác và công bằng.
Với mạng lưới hơn 50 chi nhánh phủ sóng khắp toàn quốc, Thẩm định giá Hoàng Quân luôn sẵn sàng đáp ứng nhanh chóng và hiệu quả nhu cầu thẩm định tài sản vô hình của các cá nhân và doanh nghiệp, đồng thời mang đến mức chi phí hợp lý và dịch vụ tối ưu nhất.
Tóm lại, tài sản vô hình đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu trong chiến lược phát triển bền vững của các doanh nghiệp. Việc hiểu rõ tài sản vô hình là gì và thực hiện định giá chính xác sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa giá trị và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. Nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp thẩm định giá tài sản vô hình uy tín và chất lượng, Thẩm định giá Hoàng Quân chính là đối tác đáng tin cậy, mang đến kết quả thẩm định nhanh chóng, chính xác và đầy đủ, giúp doanh nghiệp bạn phát triển vững vàng hơn.
Thông tin liên hệ:
Vui lòng chia sẻ với chúng tôi một số thông tin của bạn, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn khi có yêu cầu